Bí quyết nào để doanh nghiệp 'giữ chân' khách hàng lâu năm?
Giữ chân khách hàng cũ tiếp tục mua hàng của bạn luôn dễ hơn tìm kiếm khách hàng mới. Điều này đúng cho hầu hết các công việc kinh doanh đặc biệt là trong môi trường kinh doanh online, nơi mà chi phí quảng cáo thường xuyên tăng giá. Việc tìm kiếm khách hàng mới ngày càng tốn kém nhiều hơn. Trong bài viết này SaleKit sẽ đưa những chiến thuật giúp bạn giữ chân khách hàng cũ và làm họ mua hàng của bạn thường xuyên hơn.
Những lợi ích của việc bán hàng cho khách hàng cũ
– Tốn ít chi phí hơn. Tăng 2% trong việc giữ chân khách hàng cũ sẽ giúp bạn cắt giảm 10% chi phí trong lợi nhuận. Chỉ riêng lý do đó đã đủ để bạn tập trung vào khách hàng hiện tại của mình.
– Khách hàng mua hàng càng nhiều lần thì mối quan hệ của bạn với khách hàng càng tốt. Và chính họ sẽ là người giới thiệu giúp bạn có những khách hàng mới.
Lưu thông tin khách hàng
Lưu giữ thông tin khách hàng và lịch sử mua hàng giúp bạn nắm được thói quen mua sắm của khách và thực hiện các hậu mãi (đổi trả, bảo hành …) tốt hơn. Ngày nay, điện thoại di động đã quá phổ biến, nên bạn chỉ cần lưu số điện thoại để xác nhận về sau mà không cần phải bắt khách giữ hoá đơn hoặc làm thẻ thành viên. Tiện cho khách và giảm chi phí cho mình!
Đối với các chủ shop có bán hàng online, hãy nhớ làm quá trình đăng kí tài khoản/ mua hàng được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện (thực hiện One click check-out là một ví dụ). Bạn không thích những qui trình rườm rà, mất thời gian và hiển nhiên khách hàng của bạn cũng vậy. Nhưng trên tất cả, hãy nhớ không để lộ thông tin khách hàng ra ngoài và đảm bảo quyền riêng tư của khách.
Thực hiện một chương trình khách hàng trung thành
Với thông tin khách hàng lưu trữ, bạn có thể thực hiện các chương trình khuyến mãi hoặc trao thưởng cho những khách hàng mua hàng thường xuyên, để giúp bạn tăng thêm lượt giao dịch từ khách hàng. Đồng thời việc này cũng khuyến khích các khách hàng hiện tại mua hàng nhiều hơn.
Thường xuyên gửi email định kì cho khách hàng
Danh sách email của bạn là một công cụ quan trọng cho việc duy trì và xây dựng quan hệ với khách hàng hiện tại của bạn. Email đã tự chứng minh bản thân mình là một trong những kênh giao dịch hàng đầu cho ngành thương mại điện tử.
Giáo dục khách hàng của bạn bằng cách cung cấp nội dung tuyệt vời
Rất nhiều người mua sản phẩm và dịch vụ từ các công ty vì những doanh nghiệp đó sẵn sàng cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho khách hàng của họ. Nếu bạn liên tục chia sẻ nội dung tuyệt vời, khách hàng của bạn sẽ quay lại để tìm hiểu thêm. Nếu khách hàng nghĩ đến doanh nghiệp của bạn đầu tiên khi nhắc lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh thì bạn đã làm rất tốt vai trò của mình.
Có thể bạn quan tâm: 1001 Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên kinh doanh.
Thấu hiểu những khó khăn của khách hàng
Ngay cả khi bạn có một sản phẩm tuyệt vời nhất thế giới, bạn vẫn sẽ thất bại nếu bạn không biết vấn đề mà bạn cần giúp khách hàng giải quyết là gì. Quan trọng hơn, bạn cần biết người tiêu dùng nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Khách hàng của bạn cần gì? Nỗi lo nào khiến họ mất ngủ vào mỗi đêm? Thể hiện bạn thấu hiểu những điểm đau đó trong suốt các chiến dịch tiếp thị của bạn để khách hàng biết rằng bạn hiểu họ. Theo thời gian, nhiều khả năng họ sẽ mua hàng của bạn.
Kết nối đến các mạng xã hội và đăng bài thường xuyên hơn
Mạng xã hội là một công cụ rất tốt để nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn và khách hàng. Những người chọn “like” hoặc “follow” trang của cửa hàng bạn thường là những người quan tâm đến các sản phẩm của bạn. Họ muốn được nghe nhiều hơn về thông tin sản phẩm, chính sách giảm giá… Vì vậy, bạn phải sử dụng các kênh này thường xuyên hơn để giữ kết nối của bạn với khách hàng đồng thời giúp giữ chân khách hàng cũ tiếp tục mua hàng từ bạn.
Tuy nhiên Facebook chỉ gửi bài đăng của bạn đến 5%-10% tổng số fan của bạn. Điều này có nghĩa là bạn cần phải đăng bài thường xuyên hơn để đảm bảo tất cả khách hàng của bạn đều nhận được những thông tin mới nhất về sản phẩm hay về cửa hàng của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng như thế nào mới đạt chuẩn?
Xin feedback từ khách hàng
Việc xin feedback từ khách hàng của bạn phục vụ cho hai mục đích riêng biệt:
- Làm cho khách hàng cảm thấy bạn trân trọng ý kiến đóng góp của họ.
- Giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về cách khách hàng nghĩ và cảm nhận.
Bạn có thể gửi email yêu cầu tất cả những người đăng ký của bạn nói lên suy nghĩ của họ về doanh nghiệp của bạn. Khuyến khích mọi người cung cấp câu trả lời có chiều sâu thay vì những đánh giá trên thang điểm 10.
Thực hiện các chính sách chiết khấu và tín dụng để giữ chân khách hàng cũ
Bạn cần phải cẩn thận với việc chiết khấu sản phẩm của mình. Đối với người bán hàng, việc lợi nhuận cần phải tính toán chặt chẽ và nếu khách hàng quen với việc chiết khấu của bạn họ sẽ mong đợi nhiều hơn trong những lần giao dịch tới. Tuy nhiên việc chiết khấu cũng là một việc làm khá hiệu quả để lôi kéo khách hàng cũ trở lại.
Nhưng bên cạnh đó tặng điểm tín dụng cho khách hàng có lẽ là cách tốt hơn. Thay vì bạn giảm giá 10k trên mỗi sản phẩm khách hàng mua bạn có thể tặng họ 10k tiền ảo vào tài khoản tín dụng và tiền này có thể được sử dụng để thanh toán trong các lần giao dịch tới. Các khoản tín dụng làm cho khách hàng của bạn cảm thấy họ cần phải tiêu nó nếu không họ sẽ lãng phí số tiền đó. Và muốn tiêu nó đồng nghĩa với việc họ phải tiếp tục mua hàng từ bạn.
Kinh nghiệm "Quản lý khách hàng" được Salekit tổng hợp Tại đây.
Kết luận
Duy trì mối quan hệ với khách hàng không thể thành công chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, nếu bạn có một vài chiến lược đúng đắn, bạn sẽ rất dễ dàng thành công.
Đầu tiên, phải thật hiểu biết về khách hàng của bạn. Chỉ ra những gì họ muốn và cần cũng như hiểu rõ nỗi đau của họ. Tiếp theo, tìm cách để gây bất ngờ và thúc đẩy họ tiếp tục mua hàng. Liên lạc, xin feedback từ khách hàng, để họ cảm thấy bạn đánh giá cao vai trò và những đóng góp từ họ.
Liên tục đánh giá tính hiệu quả và điều chỉnh các chương trình giữ chân khách hàng của bạn khiến chúng ngày càng tốt hơn, giúp mối quan hệ của bạn với khách hàng ngày một thân thiết.